Các mẹo làm tốt bài thi TOEIC (Phần 1: Listening)

Để đạt điểm cao trong bài thi TOEIC, bạn cần có những phương pháp tiếp cận đề thi, cách thức làm bài hợp lý. Những mẹo làm bài thi TOEIC phần nghe hiểu sau sẽ giúp bạn nhận biết được những cái bẫy trong bài kiểm tra và giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác.

 

Phần 1: Câu hỏi hình ảnh

Trong phần đầu tiên của phần thi TOEIC listening, bạn sẽ xem những bức ảnh và sau đó sẽ được yêu cầu chọn một câu trả lời mô tả đúng nhất về bức hình.

Mấu chốt để làm được phần này đó là bạn phải đọc cẩn thận cả bốn lựa chọn. Ba câu không chính xác có thể có:

  • Từ và những âm giống nhưng nội dung lại khác
  • Những từ đúng nhưng được sử dụng không chính xác
  • Từ đúng nhưng được sử dụng một cách khó hiểu
  • Những câu trả lời chỉ đúng một phần
  • Những từ đề cập đến ngữ cảnh nhưng không liên quan đến bức ảnh
  • Những từ có liên quan nhưng không đúng với bức ảnh

 

 

blog_image__cfl

Cách tốt nhất để tiếp cận với loại câu hỏi này đó là nhìn lướt qua toàn bộ bức tranh và nhận diện nội dung bức tranh, giống như một nhà báo hay một điệp viên. Tự đặt câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, tại sao? Nghe kĩ những từ được nhấn mạnh bới đó chính là bằng chứng của bạn.

Phần 2: Hỏi và trả lời

Trong phần thứ hai của bài thi TOEIC listening, bạn sẽ được hỏi một câu hỏi về hầu hết các lĩnh vực và bạn phải chọn câu trả lời phù hợp. Mẹo làm bài ở đây là bạn cần cảnh giác với:

  • Những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
  • Wh- questions – who what, when, where, why, what – cần một câu trả lời thật logic
  • Câu hỏi đuôi
  • Yes / no questions có thể không cần câu trả lời yes/no trực tiếp

Để làm tốt phần này, bạn cần nắm vững câu hỏi cũng như tự lướt qua những câu trả lời có thể cho câu hỏi đó. Chọn câu trả lời có khả năng nhất. Nếu bạn nghi ngờ thì hãy đoán. Bạn sẽ không bị mất điểm.

Phần 3: Hội thoại ngắn

Trong phần thứ ba, bạn sẽ được nghe một đoạn hội thoại ngắn và sau đó sẽ được hỏi một câu hỏi về nhừng gì bạn được nghe. Bạn cần sử dụng trí nhớ tạm thời của mình thật tốt. Chiến lược quan trọng nhất trong phần này là phải cảnh giác với:

  • Những từ có âm giống nhau
  • Những từ không chính xác
  • Trật tự từ dễ gây hiều nhầm
  • Những từ thay đổi nghĩa
  • Những từ phủ định (hardly, not, v.v.)
  • Những từ liên quan đến thời gian (always, never, v.v.)

Chiến lược này sẽ có tác dụng nếu như bạn có thể đọc câu hỏi và thậm chí có thể tự trả lời trước cả khi  nghe đoạn hội thoại. Kiểm tra những phương án và không được lựa chọn quá vội vàng. Bạn hãy cố gắng ghi lại tình huống giữa những người nói.

Phần 4: Bài nói ngắn

Trong phần thứ tư của phần nghe, bạn sẽ được nghe một bài độc thoại và được hỏi về đoạn độc thoại đó. Bạn cũng nên rèn luyện những chú ý tương tự như trong các phần trước nhưng cần tập trung hơn đến các chi tiết. Bạn hãy chú ý đến nội dung của bài, cố gắng đọc những câu hỏi nếu có thời gian và nghe toàn bộ bài nói trước khi chọn đáp án. Sử dụng khôn khéo khoảng thời gian của bạn hoặc thử đoán câu trả lời. Đừng gạt sang một bên hoặc làm mất những thông tin quan trọng có liên quan đến câu hỏi tiếp theo.

Bài viết cùng danh mục